Thứ Năm, 12 tháng 12, 2013

Ôn thi đại học chuyên đề lượng giác

Tổng hợp các trạng từ chỉ tần suất trong Tiếng Anh

Trạng từ chỉ tần suất diễn tả mức độ thường xuyên của một hành động (thường thường, luôn luôn, ít khi…). Tổng hợp các trạng từ chỉ tần suất trong Tiếng Anh được chia thành 7 các mức độ khác nhau từ cao đến thấp.


trang tu chi tan suat


Mức độ 1:
- always /ˈɔːl.weɪz/ : luôn luôn, mọi lúc


Mức độ 2:

- constantly /ˈkɒnt.stənt.li/ : không ngừng. liên tục
- habitually /həˈbɪtʃ.u.əl/ : như 1 thói quen
- chiefly /ˈtʃiː.fli/ : chủ yếu
- predominantly /prɪˈdɒm.ɪ.nənt.li/ : liên tục, chiếm ưu thế
- typically /ˈtɪp.ɪ.kli/ : thông thường, điển hình
- continuously /kənˈtɪn.ju.əs/ : liên tục


Mức độ 3:

- usually /ˈjuː.ʒu.ə.li/ : thường xuyên
- normally /ˈnɔː.mə.li/ : thông thường, thường xuyên
- mostly /ˈməʊst.li/ : chủ yếu
- generally /ˈdʒen. ə r.əl.i/ : thông thường
- commonly /ˈkɒm.ən.li/ : thường xuyên
- largely /ˈlɑːdʒ.li/ : chủ yếu
- regularly /ˈreg.jʊ.lər/ : thông thường, thường xuyên


Mức độ 4:

- often /ˈɒf.tən/ : thường, hay
- frequently /ˈfriː.kwənt.li/ : thường xuyên
- repeatedly /rɪˈpiː.tɪd.li/ : nhiều lần, lặp lại


Mức độ 5:

- sometimes /ˈsʌm.taɪmz/ : thỉnh thoảng
- occasionally /əˈkeɪ.ʒən.əl.i/ : đôi lúc
- sporadically /spəˈræd.ɪ.kli/ : thỉnh thoảng
- intermittently /ˌɪn.təˈmɪt.ənt.li/ : thỉnh thoảng, có ngắt quãng


Mức độ 6:

- rarely /ˈreə.li/ : hiếm khi
- infrequently /ɪnˈfriː.kwənt/ : không thường xuyên
- seldom /ˈsel.dəm/ : gần như không bao giờ


Mức độ 7:
- never /ˈnev.ər/ : không bao giờ


Tham khảo thêm

Cách sử dụng trạng từ liên kết trong Tiếng Anh

Trạng từ liên kết là những trạng từ dùng để nối những ý tưởng, những mệnh đề trong một đoạn văn. Có rất nhiều trạng từ liên kết trong tiếng Anh, có những trạng từ thường được sử dụng trong các văn bản có tính chất trang trọng, một số trạng từ khác thì được sử dụng trong văn nói, ít trang trọng hơn.


Dưới đây là một vài trạng từ liên kết thường gặp:


* Yet / but still: Hai trạng từ này được dùng để nối những ý trái ngược nhau. "But still" là trạng từ sử dụng nhiều trong văn nói, ít trang trọng còn "yet" mang tính trang trọng hơn. Xem các ví dụ dưới đây, chú ý sự khác nhau về ý nghĩa và cách sử dụng khi chúng được sử dụng như một trạng từ (bổ sung thông tin cho động từ) và khi chúng được sử dụng như một trạng từ liên kết (nối hai ý trái ngược nhau):


Haven’t you finished that work yet? Come on. Get a move on! (Bạn chưa hoàn thành công việc đó à? Tiếp tục đi. Hãy xúc tiến nhanh lên!)

I have yet / still to see an English orchird as beautiful as those in the rain forests of Brazil. (Tôi chưa từng thấy một bông hoa lan nào ở nước Anh đẹp như những bông hoa trong khu rừng nhiệt đới ở Brazil này.)

I’ve cautioned him three times already for arriving late for work. But he still turned up ten minutes late again this morning. (Tôi đã cảnh cáo anh ta ba lần vì đi làm muộn. Nhưng sáng nay anh ta vẫn đi làm muộn 10 phút.)

He claims he is a vegetarian, yet he eats everything my mother puts in front of him. (Hắn ta nói rằng hắn ta là một người ăn kiêng, nhưng hắn ta ăn tất cả những gì mẹ tôi đặt trước mặt hắn.)

Lưu ý: Yet với tư cách là một trạng từ liên kết chỉ có thể đứng trước mệnh đề. Still có thể đứng trước hoặc ngay sau chủ ngữ: but he still... / but still he


trang tu lien ket



* As well / too: Hai trạng từ này được dùng như là những trạng từ liên kết với ý nghĩa là cũng, thêm vào đó là, và chúng đều được sử dụng chủ yếu trong các văn bản có tính trang trọng. Xem các ví dụ dưới đây để phân biệt "as well", "too" đóng vai trò là một trạng từ bổ nghĩa cho tính từ hoặc bổ sung thông tin cho động từ với "as well", "too" với tư cách là trạng từ liên kết.


This T-shirt is too small for me. I need a larger size. (Chiếc áo phông này nhỏ quá. Tôi muốn một chiếc cỡ lớn hơn.)

I certainly can’t play the piano as well as she does. Katerina is good enough to be a concert pianist. I play quite well, but not as well. (Chắc chắn tôi không thể chơi pianô hay như cô ấy được. Katerina đủ khả năng để được chơi trong dàn nhạc. Tôi chơi cũng được nhưng không bằng cô ấy.)

My birthday’s on the sixth of June. ~ That’s funny. My birthday’s on the sixth of June too / as well. (Sinh nhật của tôi là ngày 6 tháng 6. ~ Thật thú vị. Sinh nhật của tôi cũng là ngày 6 tháng 6.)

We’re all going to Cornwall for our holidays this year. Oh, and Jeremy’s coming as well / too. (Tất cả chúng ta sẽ đi tới Cornwall trong kì nghỉ hè năm nay. Ồ, và cả Jeremy cũng đang tới kìa.)

Lưu ý: Too, as well với tư cách là trạng từ liên kết thường được đặt ở cuối mệnh đề, mặc dù vậy trong một số trường hợp ngoại lệ too có thể đứng ngay sau chủ ngữ, xem ví dụ sau:

You like Beethoven. I too am fond of his music. (Bạn thích Beethoven. Tôi cũng thích những bản nhạc của ông ấy.)


* However / nevertheless: Với tư cách là những trạng từ liên kết, "however" và "nevertheless" được dùng để nhấn mạnh sự đối lập, và có thể sẽ làm người đọc, người nghe phải sửng sốt. Xem các ví dụ sau đây:


It is clear that prices have been rising steadily throughout this year. It is, however / nevertheless, unlikely that they will continue to rise as quickly next year. (Rõ ràng là giá cả đang tăng lên rất nhanh từ đầu năm nay. Tuy nhiên, không chắc chắn là giá cả sẽ tiếp tục tăng nhanh trong năm sau.)

The politician was confident of success. His advisers were not so certain,however. (Nhà chính trị gia rất tự tin vào thành công của ông ta. Tuy nhiên những nhà cố vấn của ông lại tỏ ra không chắc chắn lắm.)

He always remains cheerful. But his life has been beset by constant illness,nevertheless. (Anh ấy vẫn luôn luôn vui vẻ. Mặc dù cuộc sống của anh ấy luôn luôn bị bệnh tật vây quanh.)

Lưu ý: However, nevertheless là những trạng từ có tính chất trang trọng hơn và có thể đứng trước, sau hoặc giữa mệnh đề.



* Whereas / while: là những liên từ dùng để nối những ý đối lập nhau trong những văn cảnh có tính chất trang trọng. Chúng có thể đúng ở đầu mệnh đề, xem các ví dụ sau đây:

It rains quite a lot in England in the summer months whereas rain in Spain in the summer is a rare occurrence. (Trong những tháng hè, trời mưa rất nhiều ở Anh, tuy nhiên mùa hè ở Tây Ban Nha rất hiếm khi có mưa.)

While, I don’t mind you having the occational glass of wine, drinking too much is not in order. (Em sẽ không thấy phiền nếu thỉnh thoảng anh uống một cốc rượu nhưng uống quá nhiều là không thể chấp nhận được.)


* Cũng với ý nghĩa và cách sử dụng như vậy, trong những văn cảnh có tính chất ít trang trọng hơn, người ta còn sử dụng cụm từ: on the other hand. Xem ví dụ sau:


Perharps we should spend the whole week under canvas. On the other hand, it may rain a lot and then we could return home earlier. (Có lẽ chúng tôi sẽ dành cả tuần ở trong lều. Tuy nhiên, có lẽ trời sẽ mưa nhiều và sau đó chúng tôi có thể phải về nhà sớm.)



Tham khảo thêm:

Thứ Tư, 11 tháng 12, 2013

Phương pháp giải các bài phương trình lượng giác

Lượng giác là một phần kiến thức được khá nhiều bạn học sinh yêu thích bởi khả năng vận dụng và biến đổi các công thức khi làm bài. Nếu định hướng đúng và vận dụng đúng phương pháp, các bạn có thể giải ra ngay chỉ sau vài bước. Nhưng nếu không định hướng đúng thì sau một hồi biến đổi thì rất có thể sẽ quay về đúng đề bài. Cùng tham khảo các  phương pháp giải bài toán lượng giác.







Tham khảo thêm

Thứ Ba, 10 tháng 12, 2013

5 bí quyết làm tốt bài thi trắc nghiệm môn Tiếng Anh

Để làm tốt một bài thi trắc nghiệm tiếng Anh, ngoài kiến thức, thí sinh cần có những kỹ năng và chiến lược làm bài tốt.

Trắc nghiệm là một hình thức thi mới bước đầu được đưa vào các kỳ thi quan trọng của Việt Nam. Các câu hỏi trắc nghiệm hoặc bài tập trắc nghiệm có lẽ không phải là điều quá mới mẻ đối với những người học tiếng Anh. Tuy nhiên, việc làm một bài tập theo thể loại trắc nghiệm và làm một bài thi là khác nhau, vì khi làm bài thi, áp lực thời gian là rất cao.


thi trac nghiem tieng anh


Kỹ xảo bút chì và tẩy


Thí sinh nên mang 2-3 bút chì đã gọt sẵn để nếu bút này gãy thì có thể dùng ngay bút khác thay thế. Không nên gọt bút chì quá nhọn, mà nên để đầu bút chì hơi tù thì diện tích tiếp xúc của chì với giấy sẽ nhiều hơn, tô đáp án sẽ nhanh hơn, không làm rách giấy thi.

Thí sinh tuyệt đối không tô hai phương án trả lời trong cùng một câu hỏi, và cũng không được gạch chéo, hay đánh dấu cộng cho phương án trả lời.

Cùng với bút chì, tất nhiên thí sinh nên mang theo tẩy. Không nên sử dụng tẩy ở đầu bút chì, vì ngay việc quay đầu bút để tẩy cũng sẽ tốn đến mấy giây.

Bạn nên mang một cục tẩy rời. Tay phải cầm bút, tay trái cầm tẩy. Nếu có một câu trả lời nào bạn nghĩ mình đã làm sai, có thể tẩy ngay.

Thí sinh cũng cần chú ý khi điền câu trả lời. Nếu bài thi trắc nghiệm của Việt Nam thực hiện tương tự như bài thi TOEFL hoặc IELTS, thì câu hỏi và các phương án trả lời sẽ được in trên phiếu câu hỏi, và phiếu làm bài của thí sinh sẽ chỉ in số câu hỏi và các chữ A, B, C và D tương ứng với các phương án trả lời.

Thí sinh cần cẩn thận điền câu trả lời đúng chỗ tương ứng. Nếu đọc câu hỏi số 8 ở trong phiếu câu hỏi nhưng lại điền phương án trả lời cho câu số 9 ở phiếu làm bài thì có nguy cơ: từ các câu tiếp theo, thí sinh sẽ điền câu trả lời không đúng chỗ. Điều này rất nguy hiểm vì các câu trả lời trong phiếu làm bài sẽ sai hàng loạt.


Phương pháp phỏng đoán và loại trừ


Có người nghĩ rằng đoán không phải là một cách hay. Tuy nhiên, nếu không chắc chắn về câu trả lời thì việc phỏng đoán một cách lôgic và khoa học là giải pháp cho thí sinh.

Thí sinh chẳng mất gì nếu đoán câu trả lời. Nếu đề thi của Việt Namđược thiết kế giống đề thi TOEFL thì, với câu trả lời sai, thí sinh sẽ không "ăn" điểm nhưng cũng không bị trừ điểm.

Trong trường hợp thí sinh có thời gian để suy nghĩ, nhưng không chắc chắn về câu trả lời thì có thể dùng phương pháp loại trừ. Trong 4 phương án trả lời, thí sinh có thể phân tích và tìm ra câu trả lời sai. Như vậy, câu trả lời đúng sẽ nằm trong số còn lại. Nếu loại trừ được càng nhiều phương án sai thì xác suất chọn được câu trả lời đúng càng cao.

Trong trường hợp không có thời gian để đọc kỹ câu hỏi thì thí sinh cũng không nên bỏ trống câu trả lời. Chẳng hạn, nếu còn 10 câu hỏi mà chỉ còn 1 phút để trả lời, cách tốt nhất là chọn bất cứ một chữ cái nào đó.

Chẳng hạn là B, và điền câu trả lời B vào tất cả các câu hỏi còn lại. Như vậy, xác suất đúng sẽ cao hơn, trong điều kiện thời gian còn quá ít.

Vậy là, thí sinh nên phỏng đoán khi làm bài thi vì đây không phải là gian dối. Đó đơn giản là một cách thông minh khi làm bài thi. Những thí sinh khác cũng làm như thế, vì vậy, tại sao lại giới hạn cơ hội của chính mình?


Phân bổ thời gian


Theo thông báo của Bộ GD-ĐT, bài thi trắc nghiệm môn tiếng anh tuyển sinh ĐH, CĐ có 70 – 100 câu. Thời gian làm bài là 90 phút. Như vậy, thí sinh có khoảng chưa đầy một phút để trả lời một câu hỏi.

Trong quá trình làm bài, nếu thí sinh đọc một câu hỏi 2 lần mà chưa trả lời được thì có thể dùng phương pháp loại trừ và phỏng đoán để chọn lấy một câu trả lời. Bạn có thể quay trở lại những câu hỏi này nếu còn thời gian.

Trong một số kỳ thi tiếng Anh quốc tế, số điểm dành cho một câu hỏi khó và câu hỏi dễ là như nhau. Vì vậy, thí sinh không nên dành quá nhiều thời gian cho một câu hỏi khó mà không còn thời gian để trả lời những câu hỏi dễ.

Tôi không rõ là đề thi ngoại ngữ của Việt Namsẽ cho điểm câu dễ và câu khó khác nhau hay không. Nhưng dẫu sao, thí sinh cũng không nên dành quá nhiều thời gian cho một câu hỏi khó.


Đọc trước câu hỏi để định hướng nội dung cần tìm trong bài đọc hiểu


Câu hỏi đầu tiên trong đoạn văn thường là câu hỏi về chủ đề, ý chính hoặc tiêu đề phù hợp cho đoạn văn “Which of the following is the main idea/point/purpose/topic/best title of/for the passage?" Nếu thấy câu hỏi loại này xuất hiện đầu tiên trong bài đọc hiểu, bạn đừng trả lời ngay câu hỏi này, mà nên trả lời các câu hỏi tiếp theo trước. Sau khi đã trả lời hết các câu hỏi khác, bạn sẽ biết nội dung chính của bài đọc là gì và có thể trả lời câu hỏi này tốt hơn.


Trả lời những câu hỏi có từ “định hướng”


Những câu hỏi có từ “định hướng” sẽ cho thí sinh biết câu hỏi là về vấn đề gì, và định hướng cho thí sinh phải tìm thông tin gì trong bài đọc.

Nếu gặp câu hỏi như sau: “According to the passage, Tom was…”, thì cần phải tìm trong đoạn văn nội dung nói về Tom. Như vậy, “Tom” chính là từ định hướng trong câu hỏi này. Từ định hướng thường là những danh từ hoặc cụm danh từ, là những từ in hoa, con số và từ viết tắt.

Thí sinh nên làm theo những bước sau để trả lời dạng câu hỏi này:

Bước 1: Đọc câu hỏi và tìm ra từ “định hướng”

Bước 2: Tìm từ “định hướng” trong đoạn văn

Bước 3: Khi đã tìm ra từ “định hướng”, đọc câu phía trước từ đó và chính câu chứa từ “định hướng”.

Bước 4: Nếu đã tìm ra thông tin, trở lại phần câu hỏi và câu trả lời để tìm câu trả lời gần nhất với thông tin trong đoạn văn.

Bước 5: Nếu không tìm thấy thông tin cần cho câu trả lời, từ “định hướng” có thể xuất hiện trở lại trong phần sau của đoạn văn. Lặp lại bước 2 đến bước 4 mà thí sinh gặp từ “định hướng”.

Nếu từ định hướng xuất hiện 5 đến 6 lần trong đoạn văn thì có thể phải đọc cả đoạn. Thí sinh không nên làm điều đó mà hãy quay thật nhanh trở lại câu hỏi và chọn một từ “định hướng” khác.

Nếu vẫn chưa tìm được câu trả lời thì có thể câu hỏi này thuộc diện khó. Thí sinh có thể áp dụng phương pháp phỏng đoán và tiếp tục làm câu hỏi tiếp theo. Cần lưu ý rằng, thí sinh không nên dành quá 1 phút cho mỗi câu hỏi.


Thí sinh cũng nên ghi nhớ nội dung mình đã đọc để có thể trả lời câu hỏi về nội dung chính của đoạn văn.


Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013

Sự khác nhau giữa Look, Seem và Appear

Look, seem và appear đều là các động từ liên kết (copular verbs) và có thể được dùng theo cách tương tự để nói tới cảm giác hay ấn tượng mà bạn có được từ một ai hay một điều gì đó. Động từ liên kết nối tính từ với chủ ngữ:

She looks unhappy.
He seems angry.
They appear (to be) contented.

Xin lưu ý là tính từ, không phải trạng từ được dùng với các động từ liên kết. Chúng ta không nói:
She looked angrily.
He seems cleverly.

Chúng ta phải nói như sau:
She looked angry.
He seems clevery


look seem appear


Tất nhiên khi look không được dùng như một động từ liên kết, mà như một ngoại động từ đi cùng tân ngữ, thì phó từ sẽ được dùng để miêu tả chủ ngữ look/nhìn như thế nào:
She looked angrily at the intruder.

  • look / seem + as if / like
Sau động từ look và seem, nhưng thường là không theo sau động từappear, chúng ta có thể dùng cấu trúc as if / like:
It looks as if it’s going to rain again.
It looks like we’re going home without a suntan.
It seems as if they’re no longer in love.
It seems like she’ll never agree to a divorce.

  • seem / appear to + infinitive
Sau seem và appear chúng ta thường dùng cấu trúc với động từ nguyên thể: to + infinitive (hoặc động từ ở thì hoàn thành đối với những sự kiện đã diễn ra trong quá khứ). Nhưng động từ look không thể dùng theo cách này.
Hãy so sánh những câu sau:
They appear to have run away from home. They cannot be traced.
I seem to have lost my way. Can you help me?
It seems to be some kind of jellyfish. Do not go near it.
They appear not to be at home. Nobody’s answering.
They do not appear to be at home. No one’s answering.

Chúng ta cũng có thể dùng cấu trúc câu với mệnh đề that-clause sau It seems?… và It appears…, nhưng không dùng được như vậy với động từ look. It looks… theo sau phải là cấu trúc với mệnh đề as if / like:
It seems that I may have made a mistake in believing you did this.
It appears that you may be quite innocent of any crime.
It looks as if / like you won’t go to prison after all.

  • appear / seem – những khác biệt về nghĩa
Chúng ta có thể dùng seem để nói về nhiều thực tế hay ấn tượng khách quan và về nhiều chủ đề cũng như các ấn tượng tình cảm khác nhau. Nhưng chúng ta thường không dùng appear để nói tới tình cảm và các ấn tượng chủ quan. Hãy so sánh các câu sau:

+ impressions / emotions

It seems a shame that we can’t take Kevin on holiday with us.
It doesn’t seem like a good idea to leave him here by himself.
It seems ridiculous that he has to stay here to look after the cat.

+ Thêm các ví dụ về ấn tượng và thực tế khách quan

They have the same surname, but they don’t appear / seem to be related.She’s not getting any better. It seems / appears that she’s not been taking the medication.

  • Cách dùng động từ appear và look khi không phải là động từ liên kết

Xin lưu ý rằng động từ seem chỉ được dùng như một động từ liên kết còn cả hai động từ appear và look có các nghĩa và các cách sử dụng khác:

+ appear = (begin to) be seen: xuất hiện

She has appeared in five Broadway musicals since 2000.
Cracks have suddenly appeared in the walls in our lounge.
Digital radios for less than £50 began to appear in the shops before the end of last year.

+ look = đưa mắt nhìn /tìm kiếm (ai/cái gì)

I’ve looked everywhere for my passport, but I can’t find it.
I’ve looked through all the drawers and through all my files.
He didn’t see me because he was looking the other way.

Xin lưu ý là look được dùng trong nhiều động từ kép. Sau đây là một vài ví dụ:

Could you look after the children this afternoon while I go shopping?
Could you look at my essay before I hand it in?
I’m looking for size 36 in light blue. Do you have it?
It’s been a hard year. I’m looking forward to a holiday now.
I’ve written a letter of complaint and they’ve promised to look into the matter.
Look out for me at the concert. I’ll probably be there by ten o’ clock.
Don’t you want to look round the school before enrolling your children?
He’s a wonderful role model for other players to look up to.
If you don’t know the meaning of these phrasal verbs, look them up in a dictionary.

 (Sưu tầm)

Tham khảo thêm


Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013

Những từ ghép thú vị trong Tiếng Anh

Những từ tiếng Anh ghép (compound word) được lắp ghép từ hai hoặc nhiều từ tiếng Anh riêng biệt. Bạn có thể kết hợp những danh từ, ví dụ: a flatmate (bạn cùng phòng), những tính từ, ví dụ: lovesick (tương tư), những động từ, ví dụ: jump-start (khởi động).

Đôi khi từ ghép trở thành một từ


Những danh từ ghép được viết thành một từ như “blackbird” (con sáo), “whiteboard” (bảng trắng), “bathroom” (phòng tắm) .v.v… thường là những từ có hai âm tiết. Những từ đơn lẻ thành phần của chúng thường là những từ một âm tiết.

  • flatmate (noun)
  • lovesick (adjective)

 

Đôi khi từ ghép là hai từ


  • tourist guide (noun) : hướng dẫn viên du lịch
  • travel agent (noun) : nhân viên đại lý du lịch

 

Đôi khi từ ghép có dấu nối ở giữa


  • low-paid (adjective) : được trả lương lao động thấp
  • film-goer (noun) : người đi xem phim

Ghi chú: Không có những luật rõ ràng cách phân loại những từ ghép nhưng sách từ điển sẽ nói rõ cho bạn biết. Bạn cũng có thể tự tìm hiểu bằng cách ghi chú những từ ghép mà bạn vừa khám phá được và phân loại của chúng.

Thông thường, trọng âm được nhấn vào từ đầu tiên.


Trọng âm của những danh từ ghép thường rơi vào âm tiết đầu tiên. Đây là điểm khác biệt giữa danh từ ghép và hiện tượng các từ đơn lẻ được kết hợp để bổ nghĩa cho nhau.

  • a BLACKbird and a black BIRD (con chim sáo và con chim màu đen)
  • Hay: a WHITEboard and a white BOARD

Tuy nhiên vẫn có những ngoại lệ như “bus stop” (điểm dừng xe buýt) không hề đuợc viết liền, “drop-out/ dropout” (kẻ bỏ học, học sinh bỏ học) được viết theo cả hai cách hay “stepmother” (mẹ kế) lại được viết liền thành một từ. Vì vậy, không gì có thể thay thế một cuốn từ điển tốt trong trường hợp này vì không phải danh từ ghép nào trong tiếng Anh cũng tuân thủ những nguyên tắc này.

Nguồn: sưu tầm

Câu hỏi: Hãy nhìn vào bức tranh sau đây và thử xem bạn có đoán được các từ ẩn trong dấu hỏi là gì và đó là từ ghép nào không nhé?

từ ghép tiếng anh


Tham khảo thêm