Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

Một số cách biểu đạt cảm xúc khác nhau bằng Tiếng Anh

Cùng một từ, một ngữ nào đó, trong văn cảnh khác nhau với các giọng điệu khác nhau lại biểu đạt các cảm xúc khác nhau, ví dụ như cụm từ "Oh my God!"...
Trong giao tiếp tiếng Anh, người ta rất hay dùng các câu cảm thán.
Ví dụ như Oh my God! có thể hiểu là "Ôi Chúa tôi ơi!" hay là "Chúa ơi!"
Hay như Jesus Christ! có thể hiểu là "Lạy chúa!" như trong tiếng Việt. Và có thể còn rất nhiều câu cảm thán khác mà bạn không hiểu nghĩa và cũng không biết nên dùng trong những tình huống thế nào.
Tuy nhiên, không hiểu hết nghĩa của những từ ngữ cảm thán (exclamation) thì cũng không phải vấn đề quá lớn. Thứ nhất là vì chúng có rất nhiều, thứ hai nữa là để biểu đạt cảm xúc, người ta cũng thường "sáng tạo" ra hàng tá từ ngữ mới hàng ngày, thứ 3 nữa là các từ ngữ được sử dụng chỉ đơn giản như một "điểm nhấn" cảm xúc trong giao tiếp và hầu hết đã dần dần mất đi nghĩa nguyên gốc của chúng.
Cùng một từ, một ngữ nào đó, trong văn cảnh khác nhau với các giọng điệu khác nhau lại biểu đạt các cảm xúc khác nhau. Ví dụ như đối với Oh my God:
"Oh my God! You can play the piano pretty well!" - Người nói muốn nhấn mạnh sự ngạc nhiên, thán phục.
"Oh my God! That's just disgusting!" - Nhấn mạnh sự ghê tởm trước một hành động, sự vật nhất định.
"Oh my God! I've lost it again." - Thể hiện sự thất vọng, chán nản.



Rất nhiều "thán từ" kiểu này liên quan đến tên "Chúa" hay các cách gọi khác nhau của "Chúa". Ví dụ như Oh my God, For God's sake, Jesus Christ... Về mặt nguyên tắc, những từ ngữ này không được khuyến khích sử dụng vì "không nên gọi tên Chúa hoặc nhắc đến Chúa một cách tùy tiện". Tuy nhiên chúng vẫn thường xuyên được sử dụng bởi cả những người theo đạo và những người không theo đạo vì một lý do rất đơn giản như đã đề cập ở trên: chúng đã dần dần mất đi ý nghĩa nguyên gốc của chúng và giờ chúng đơn giản chỉ là cách mà người ta biểu lộ cảm xúc, nhấn mạnh cảm xúc mà thôi.
Exclamation có rất nhiều, và trong số đó có rất nhiều từ mà mức độ của nó "quá nặng" hoặc gần như là một câu nguyền rủa (curse) hay chửi bậy (swear) chúng ta đặc biệt không nên sử dụng. "Damn" đại khái là nguyền rủa, "Damn it" hay "God damn it" hiểu nôm na theo tiếng Việt là "Trời đánh thánh vật" hay "Quỷ tha ma bắt", tất nhiên là không nên sử dụng rồi. Ngay cả trong tiếng Anh người ta cũng "sáng tạo" ra không ít biến thể để tránh phải nói thẳng ra cụm từ này (Dog gone it, Gosh darn it...).
Vẫn còn cách có thể nhấn mạnh cảm xúc mà không cần thiết phải sử dụng những từ/ngữ đã đề cập ở trên. Sau đây là một số exclamation ở mức độ "vừa phải" để dù không sử dụng nhưng ít nhất khi gặp phải chúng ta sẽ biết được nó là cái gì:
- Jesus/ Jesus Christ! (Hoặc Jeez! - viết tắt của Jesus)
- For God/Heaven's sake!
- Holly Mother of God!
- Oh my God/Goodness!
- ...
Khi gặp gỡ những người thân quen, để nhấn mạnh cảm xúc, ta có thể sử dụng:
- Are you kidding me? This is perfect! (khi bạn nhận món quà sinh nhật là một chiếc áo mà brất thích và dự định sẽ mua)
- Cool/wow/oh dear! (sử dụng khi ngạc nhiên, thích thú. Riêng "Oh dear" có thể sử dụng biểu hiện sự thương cảm, đồng cảm với nỗi buồn của ai đó ví dụ "Oh dear! I don't believe that just happened!")
- For crying out loud!
- Get out!/Shut up! - Biểu lộ sự thích thú, ngạc nhiên. Lưu ý chỉ sử dụng với những người cực kỳ thân thiết, ngang hàng về thứ bậc.
- No, somebody didn't! - Diễn tả sự ngạc nhiên, ví dụ:
Ví dụ:
Mathew and Jane broke up last week. - No, they didn't!
Mathew và Jane đã chia tay vào tuần trước. - Không, họ không phải vậy chứ!
My wife bought only 5 lottery tickets and she won 100,000 dollars. Can you believe that! - No, she didn't!
Vợ tôi chỉ mua 5 tờ vé số và cô ấy đã thắng 100.000 đô la. Anh tin chuyện đó nổi không! - Không, cô ấy không phải vậy chứ!
- Tương tự với "No way!", "you've got to be kidding!", "impossible!"...
- Khi muốn thực sự nhấn mạnh rằng "tôi không tin" hoặc sự không đồng ý (đối với những thân thiết và ngang hàng về thứ bậc), ta có thể sử dụng: "are you for real?", "are you out of your mind?", "yeah, when pigs fly!"... hoặc chỉ đơn giản "yeah, right!" hay "yeah, and I'm the Pope" với nghĩa mỉa mai.


Tham khảo thêm

Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2013

10 mẹo hay giúp cải thiện khả năng Speaking

Mỗi người học tiếng Anh đều mong muốn có được giọng đọc giống như phát thanh viên của đài BBC hoặc CNN. Tuy nhiên, để có được giọng chuẩn và hay như thế thì những phát thanh viên ấy cũng đã phải luyện tập rất chăm chỉ.



Và đây là một vài mẹo nhỏ để bạn có thể cải thiện khả năng nói và phát âm của mình.

1. Bạn hãy quan sát chuyển động của miệng của những người nói tiếng Anh tốt như những biên tập viên hoặc những diễn viên khi bạn xem ti vi. Sau đó, nhắc lại những gì họ nói. Không chỉ bắt chước từ ngữ mà bạn hãy cố bắt chước cả ngữ điệu của họ nữa. Hãy chú ý xem chỗ nào thì họ lên giọng, chỗ nào thì họ xuống giọng. Bạn có thể xem các chương trình trên một vài kênh truyền hình có giọng chuẩn như BBC, CNN hoặc HBO, v.v.

2. Trước khi bạn học được ngữ điệu đúng thì bạn hãy cố gắng nói thật chậm nhưng chính xác. Nếu bạn nói quá nhanh, có thể bạn sẽ phát âm sai hoặc nói sai ngữ điệu. Chính điều đó làm người bản ngữ khó có thể hiều bạn nói gì. Bạn đừng lo lắng về việc người nghe sẽ phải kiên nhẫn nghe bạn nói bởi điều quan trọng hơn cả là người ta phải hiểu được những gì bạn muốn truyền đạt.

3. Bạn nên nghe những bài hát tiếng anh vì hát cũng là một cách để luyện tập ngữ điệu rất hiệu quả đấy!

4. Sử dụng từ điển. Bạn hãy cố gắng làm quen với ký hiệu phiên âm trong từ điển và hãy cố luyện tập theo cách phiên âm chuẩn này. Đây là một cách tự học phát âm rất hữu ích.

5. Bạn có thể tự làm một danh sách những từ khó phát âm và sau đó nhờ người bản xứ phát âm những từ này cho bạn. Nếu bạn không thể nhớ được cách phát âm chính xác của những từ này thì bạn có thể ghi âm lại cách đọc đúng, nghe đi nghe lại nhiều lần và thực hành phát âm sao cho chuẩn. Sau đó, khi đã thành thạo, bạn có thể vừa nghe vừa nói ở cùng một thời điểm.

6. Bạn nên mua những cuốn sách dạy nói tiếng Anh có băng hoặc đĩa đi kèm. Ngoài cách học thông thường với những loại sách này, bạn có thể đọc một phần trong cuốn sách, ghi âm lại và sau đó so sánh giọng đọc của bạn với giọng người đọc ở trong băng của cuốn sách đó.

7. Bạn hãy cố gắng thực hành phát âm những âm cuối của từ. Bạn hãy chú ý đến những từ tận cùng là “s”, “ed”, “t”, “p”, v.v. Thực hành phát âm những từ này sẽ giúp cho cơ miệng của bạn được cải thiện khi bạn nói tiếng Anh.

8. Mỗi ngày dành ra khoảng 15 đến 20 phút để thực hành phát âm tiếng Anh bằng cách đọc to thành tiếng các từ, các câu, các đoạn văn bằng tiếng Anh. Một nghiên cứu chỉ ra rằng nếu bạn thực hành thường xuyên hàng ngày trong vòng 3 tháng thì cơ miệng của bạn sẽ phát triển phù hợp cho việc nói một ngôn ngữ mới.

9. Ghi âm lại giọng nói của bạn và nghe lại những từ mình phát âm sai. Mọi người thường ghét phải nghe giọng của chính mình và thường có xu hướng tránh nghe giọng mình nói. Tuy nhiên, đây là một cách thực hành khá quan trọng vì bằng cách này bạn có thể nhận ra những lỗi mà mình thường mắc phải.

10.Cuối cùng là bạn phải kiên nhẫn. Chỉ cần kiên nhẫn luyện tập thì bạn sẽ có thể cải thiện được khả năng nói của mình.

Người Việt Nam vẫn có câu “Có công mài sắt có ngày nên kim - Patience and time run through the longest day”, vì vậy, hãy chịu khó đầu tư thời gian và công sức vào việc học nói tiếng Anh để có thể nói được với giọng rất "Anh" nhé.

Chúc các bạn thành công!





Tham khảo thêm: 


Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013

Đảo ngữ để nhấn mạnh câu trong Tiếng Anh

Inversion

I.Phân loại .
- Đảo toàn bộ:đưa cả bộ phận vị ngữ lên trước chủ ngữ .
Here comes the bus.
- đảo bộ phận:Đưa trợ động từ hoặc động từ tình thái lên trước chủ ngữ .
Has he gone to school?
- Note:Chủ ngữ là đại từ có trường hợp không đảo được .

II. Cách dùng 

ĐẢO TOÀN BỘ

1.Trong câu với “There be .......”, “be” có lúc có thể đổi thành “ live , lie, stand” với ý chỉ trạng thái .

There is a boat in the river.
There stands a temple on the top of the hill.

2.Dùng trong các câu mở đầu bằng các phó từ “here, there, now, then, in, out, down, up, back, over ,away, off”.Trường hợp này chủ ngữ là đại từ thì không đảo .

Now comes my turn.
Here is a letter for you.
Then followed three days of heavy rain.
In came the teacher, and the lesson began.
Off went the horses.
Up went the arrow into the air.
Away they went. 

3.Kết cấu giới từ chỉ nơi chốn đưa lên đầu câu để nhấn mạnh .

In the front of the lecture hall sat the speaker.
On the ground lay an old sick goat, which had gone into the cave to die.

4.Dùng trong câu nhấn mạnh bổ ngữ . Bổ ngữ đưa lên trước không chỉ để nhấn mạnh mà còn làm cho cấu trúc câu cân đối hơn .

Such was the story he told me. 
Gone are the days when we had nothing to eat.

5.Dùng trong câu có dẫn lời nói trực tiếp .

“ You have made great progress this term.” said our teacher.
“Mr.Crossett,”said my father,”will you permit an old pupil to shake hands with you?”
“Why didn’t you join us!” asked our monitor .

ĐẢO BỘ PHẬN

1.Trong câu có các mệnh đề với “as, though, no matter how, however” . Thường đưa : n/adj./verb/adv lên trước .

Child as he is, she knows a great deal.
Youngest as he is , he studies best in our class.
However tired he is, he continues to work.
Again as he tired, he failed.
Hard as he works, he makes little progress.
Try as he does, she will never pass it.
Search as they would, they could find no sign.
Much as he likes the girl, he quarrels with her sometimes.
Young though he is, he has won the Nobel Prize.

2.Trong câu điều kiện lược “if ” đưa “were, had, should” lên đầu câu .

Were you a fish, the cat would eat you.
Had your father known this, he would have given you advice.

3.Câu mở đầu bằng các từ ngữ sau “ not, never, hardly, not only…but also, neither…nor, seldom, little, rarely, scarcely, nowhere, by no means,in no time, hardly/ scarcely….when, no sooner…than, not until,”

Never have I met him. 
Hardly did I think it possible.
Not until midnight, did it stop raining. 
Not until she took off the glasses did I recognize her
Scarcely had I got home, when it began to rain. 
No sooner had he left home than it began to rain. 
Not only does he like, but also he learns it well. 
Not only I but also she likes English .
Neither has he called on her, nor will he do so. 

4 .Nhóm câu mở đầu bằng các từ và cụm từ sau “often, always, once, many a time ,now and then, every other day 

Often do I tell her about my life here.
Many a time has he helped me with my experiment.

5. Câu mở đầu bằng “0nly” và bộ phận trạng ngữ mà nó kết hợp .

Only in this way, can you learn English well.
Note :“0nly”ở đầu câu ,nhưng nó bổ nghĩa cho chủ ngữ hoặc tân ngữ thì không đảo . 
Only the teachers are allowed to use the room.
Only him we could find in the room just now.

6. Trong câu hỏi . 

What did the two cheats pretend to be doing?
What do you think the two cheats pretended to be doing?(chú ý)
What makes you so angry? (chú ý)

7.Cách nói lặp lại ý ,dùng “so, nor, neither”

He has finished his work, so have I.
You can’t do it, nor can I.
Note :
- nếu chủ ngữ là giống nhau , phía sau diễn tả ý “đúng thế” “đúng là như vậy” thì không đảo .
It is fine today, so it is.
- Phía trước phức tạp : Các chủ ngữ khác nhau - Có hai câu trở lên - vừa có khẳng định vừa có phủ định thì dùng cách nói sau :so it is/was with sb.//It is /was the same with sb//The same goes for sb .
Her mother is a doctor and works in the People’s Hospital. So it is with mine.

8 .Câu chúc mở đầu bằng “may” 

May you have a good journey!
May you succeed!

9.Câu mở đầu bằng “so/such…that” chỉ mức độ .

So loudly did he speak that all of us could hear him clearly.
So angry was he that he couldn’t speak.
Such a noise was there that I couldn’t work.


Nguồn: Sưu tầm


Tham khảo thêm:

Những trường hợp không dùng "which"






1. Phía trước là “all, little, much, few, everything, none ” thì dùng “that” mà không dùng “which”.

- There are few books that you can read in this book store.
Có một vài cuốn sách mà bạn có thể đọc ở tiệm sách này.

2. Từ được thay thế phía trước vừa có người vừa có vật thì dùng “that” mà không dùng “which”.

- He asked about the factories and workers that he had visited.
Ông ấy hỏi về những công ty và công nhân mà ông ấy đã đến thăm.

3. Từ được thay thế phía trước có định ngữ là tính từ ở cấp so sánh hơn nhất thì dùng “that” mà không dùng “which”.

- This is the best novel that I have ever read.
Đây là cuốn tiểu thuyết hay nhất mà tôi từng đọc.

4. Từ được thay thế phía trước có định ngữ là số thứ tự thì dùng “that” mà không dùng “which”.

- The first sight that was caught at the Great Wall has made a lasting impression on him.
Cảnh tượng đầu tiên về Vạn lý trường thành đập vào mắt ông ấy gây được ấn tượng khó quên với ông.

5. Từ được thay thế phía trước có định ngữ là “the only, the very, the same, the right” thì dùng “that” mà không dùng “which”.

- It is the only book that he bought himself.
Đó là cuốn sách duy nhất mà anh ta đã tự mình mua.

6.Từ được thay thế phía trước có định ngữ là “all, every, any, much, little, few, no” thì dùng “that” mà không dùng “which”.

- You can take any room that you like.
Anh có thể lấy bất cứ phòng nào mà anh thích.
- There is no clothes that fit you here.
Ở đây chẳng có bộ quần áo nào phù hợp với bạn cả.

7. Trong câu hỏi (Mệnh đề chính) mở đầu bằng “which” thì dùng “that” mà không dùng “which” làm từ nối.

- Which of the books that had pictures was worth reading?
Những cuốn sách có tranh ảnh thì đáng đọc đúng không?

8. Trong câu nhấn mạnh “It is … that …” thì dùng “that” mà không dùng “which” làm từ nối .

- It is in this room that he was born twenty years ago.
Cách đây hai mươi năm chính trong căn phòng này ông ấy đã được sinh ra.

9. Trong câu dùng cấu trúc “such (the same) … as …” dùng từ nối “as” không dùng “which”.

- We need such materials as can bear high temperature.
Chúng tôi cần những vật liệu có thể chịu được nhiệt độ cao như thế này.

10. Diễn tả ý “giống như…..”dùng từ nối “as” không dùng “which”.

- Mary was late again, as had been expected.
Mary lại đi muộn, như đã được dự kiến.




Tham khảo thêm:


Trung tâm bồi dưỡng Văn hóa và Luyện thi Đại học Tilado

Địa chỉ: 99 An Trạch, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 04.3734.9536    Hotline:   098.643. 8283
Website: http://tilado.edu.vn     Email: info.hn@gmail.com

13 Quy tắc trọng âm Tiếng Anh

QUY TẮC 1: Động từ có 2 âm tiết -> trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2


Ex: be'gin, be'come, for'get, en'joy, dis'cover, re'lax, de'ny, re'veal,…
Ngoại lệ: 'answer, 'enter, 'happen, 'offer, 'open…

QUY TẮC 2: Danh từ có 2 âm tiết -> trọng âm rơi vào âm tiết thứ 1


Ex: 'children, 'hobby, 'habit, 'labour, 'trouble, 'standard…
Ngoại lệ: ad'vice, ma'chine, mis'take…

QUY TẮC 3: Tính từ có 2 âm tiết -> trọng âm rơi vào âm tiết thứ 1


Ex: 'basic, 'busy, 'handsome, 'lucky, 'pretty, 'silly…
Ngoại lệ: a'lone, a'mazed, …

QUY TẮC 4: Động từ ghép -> trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2


Ex: be'come, under'stand,

QUY TẮC 5: Trọng âm rơi vào chính các vần sau: sist, cur, vert, test, tain, tract, vent, self.


Ex: e'vent, sub'tract, pro'test, in'sist, main'tain, my'self, him'self …

QUY TẮC 6: Với những hậu tố sau thì trọng âm rơi vào chính âm tiết chứa nó: -ee, - eer, -ese, -ique, -esque, -ain.


Ex: ag'ree, volun'teer, Vietna'mese, re'tain, main'tain, u'nique, pictu'resque, engi'neer…
Ngoại lệ: com'mittee, 'coffee, em'ployee…

QUY TẮC 7: Các từ có hậu tố là –ic, -ish, -ical, -sion, -tion, -ance, -ence, -idle, -ious, -iar, ience, -id, -eous, -acy, -ian, -ity -> trọng âm rơi vào âm tiết liền trước.


Ex: eco'nomic, 'foolish, 'entrance, e'normous …

QUY TẮC 8: Hầu như các tiền tố không nhận trọng âm.


Ex: dis'cover, re'ly, re'ply, re'move, des'troy, re'write, im'possible, ex'pert, re'cord, …
Ngoại lệ: 'underpass, 'underlay…

QUY TẮC 9: Danh từ ghép -> trọng âm rơi vào âm tiết thứ 1


Ex: 'birthday, 'airport, 'bookshop, 'gateway, 'guidebook, 'filmmaker,…

QUY TẮC 10: Tính từ ghép -> trọng âm rơi vào âm tiết thứ 1


Ex: 'airsick, 'homesick, 'carsick, 'airtight, 'praiseworthy, 'trustworth, 'waterproof, …
Ngoại lệ: duty-'free, snow-'white …

QUY TẮC 11: Các tính từ ghép có thành phần đầu tiên là tính từ hoặc trạng từ, thành phần thứ hai tận cùng là –ed -> trọng âm chính rơi vào thành phần thứ 2.


Ex: ,bad-'tempered, ,short-'sighted, ,ill-'treated, ,well-'done, well-'known…

QUY TẮC 12: Khi thêm các hậu tố sau thì trọng âm chính của từ không thay đổi.


-ment, -ship, -ness, -er/or, -hood, -ing, -en, -ful, -able, -ous, -less
Ex:
·        ag'ree – ag'reement
·        'meaning – 'meaningless
·        re'ly – re'liable
·        'poison – 'poisonous
·        'happy – 'happiness
·        re'lation – re'lationship
·        'neighbour – 'neighbourhood
·        ex'cite - ex'citing

QUY TẮC 13: Những từ có tận cùng là: –graphy, -ate, –gy, -cy, -ity, -phy, -al -> trọng âm rơi vào âm tiết thứ 3 từ dưới lên.


Ex: eco'nomical, de'moracy, tech'nology, ge'ography, pho'tography, in'vestigate, im'mediate,…





Trung tâm bồi dưỡng Văn hóa và Luyện thi Đại học Tilado

Địa chỉ: 99 An Trạch, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 04.3734.9536    Hotline:   098.643. 8283
Website: http://tilado.edu.vn     Email: info.hn@gmail.com

Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2013

Bí quyết luyện nghe Tiếng Anh hiệu quả

Bí quyết của bí quyết là đây...
Không chỉ với những người còn đang học tiếng Anh, mà cả với những người đã học và đang sử dụng ngôn ngữ này thường xuyên thì kỹ năng nghe vẫn là một kỹ năng khó. Rất hiếm khi có ai học tiếng Anh như tiếng thứ 2 mà có thể hiểu 100% tất cả từng câu từng từ người nước ngoài nói.
Tuy nhiên, nếu rèn luyện đúng phương pháp và đều đặn, việc thành thạo trong kỹ năng nghe tiếng Anh, ngay cả với những học sinh còn đang đi học, là hoàn toàn có thể.



Phát âm tiếng Anh thật tốt

Nghe có vẻ buồn cười vì khi đang bàn tới kĩ năng nghe tiếng Anh mà lại nhắc tới việc phát âm. Thế nhưng, thực tế thì việc nắm chắc và phát âm đúng trong tiếng Anh sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc nghe tốt tiếng Anh. 90% học sinh phổ thông phát âm tiếng Anh sai, và hầu hết học sinh đều dùng tiếng Anh không có trọng âm, không có vần điệu lên xuống. Điều này đồng nghĩa với việc gì?
Nắm không tốt kỹ năng phát âm tiếng Anh, nhịp điệu cần thiết trong tiếng Anh cũng giống như bạn sống ở Hà Nội mà vào Huế nghe nói chuyện vậy. Rõ ràng người Huế nói tiếng Việt, nhưng tại sao lại khó nghe đến vậy. Vì cách họ phát âm từ khác với người Hà Nội. Người Hà Nội không quen cách phát âm và nhấn nhá âm điệu kiểu Huế nên phải gồng mình lên nghe mà không hiểu.
Tương tự với tiếng Anh, việc bạn cẩu thả trong phát âm có thể ngăn cản việc bạn nghe tiếng Anh tốt. Trong khuôn khổ bài này, chúng ta không tiện đề cập tới các quy tắc phát âm và phương pháp phát âm tiếng Anh.
Tuy nhiên, một lời khuyên cho những bạn giờ này vẫn chưa thật chắc chắn về phát âm tiếng Anh là hãy rà soát lại toàn bộ những kiến thức này của mình và sửa ngay nếu thấy hổng. Biết được cách phát âm chuẩn của người nước ngoài sẽ giúp bạn nghe tiếng Anh tốt lên rất nhiều.

Phương pháp ngược

Một phương pháp truyền thống khi luyện nghe tiếng Anh của học sinh là nghe trước, chữa sau. Nghĩa là các bạn học sinh có xu hướng bật file mp3 nghe bài trước, nghe đi nghe lại, đến khi nào không nghe được hoặc mệt quá thì mới lôi phần file đánh chữ ra so sánh đối chiếu.
Thực tế cho thấy nếu bạn làm ngược lại, hiệu quả sẽ tốt hơn. Đầu tiên, hãy cầm file văn bản của bài nghe, đọc và dịch. Bạn không cần phải vội, cứ đọc từ từ, phân tích ý, dịch cẩn thận, cày bài thế nào tùy ý. Miễn là bạn phải hiểu bài thật tốt. Nếu cảm thấy cần thiết cứ lấy từ điển ra tra từ mới.
Sau khi đọc xong bài, hãy dành ra vài giây hình dung lại tổng thể cả bài nói về cái gì và chuyển sang nghe. Bật đúng file bài đó lên và nghe. Tất nhiên, chả cần nghe bạn cũng thừa biết nó nói về cái gì. nhưng hãy cứ nghe một cách chăm chú. Nếu trình độ nghe của bạn đang ở tầm trung, bạn sẽ nhận thấy mình thường chỉ nghe được lõm bõm vài ba từ. Nhưng do đã đọc văn bản nên bạn nghe được nhiều từ hơn. Số từ còn lại bạn không nghe được nhưng vì đã đọc rồi. Bạn hãy cứ nghe tiếp như vậy vài lần.
Sau khi đã khá ngấm, bây giờ là lúc cày bài nghe. Tốt nhất là dùng Media player để dễ dàng điều chỉnh ngắt nhịp của file khi cần. Bây giờ hãy cầm văn bản lên kết hợp với nghe. Hãy để ý những từ mình đọc trong văn bản nhưng trong file nghe lại chưa nghe tốt được, hãy bật đi bật lại những đoạn xung quanh các từ đó. Bây giờ vấn đề không phải là hiểu bài nói gì, mà bạn phải cày để tai của mình quen với tất cả các từ trong bài và phát hiện ra chúng.
Đừng sợ rằng cách làm ngược này sẽ không phát huy hiệu quả. Hãy làm thử trong một thời gian đều đặn, bạn sẽ nhận thấy hiệu quả.

Tập trung

Đừng để tâm hồn treo ngược cành cây khi nghe. Nghe ai nói mà không tập trung, kể cả tiếng Việt cũng đã khó chứ đừng nói là tiếng Anh. Khi đang nghe tiếng Anh, hãy chắc rằng đầu bạn đang làm việc. Khi tai nghe được gì thì đầu cũng tiếp nhận và dịch ra từng đấy. Sợ nhất trong nghe tiếng Anh là để tiếng đi qua “rửa tai” cái đầu không hoạt động,. Không tập trung, cho dù có ngồi nghe 10 tiếng một ngày cũng không nên cơm cháo gì.

Tâm lý thoải mái và khả năng dự đoán

Một trong những sai lầm của nhiều người luyện nghe tiếng Anh là họ quá  hồi hộp. Khi giao tiếp với ai đó sử dụng tiếng Anh, biết là khả năng nghe của mình không tốt, họ cứ lo lắng và dành nhiều thời gian để sợ hơn là để tập trung nghe. Hãy cố gắng giữ bình tĩnh nếu bạn phải đối thoại với người bản ngữ cho dù trình độ nghe của bạn chưa tốt.
Phải từ từ tập trung thì bạn mới có thể nghe được. Một điều nên nhớ nữa là hãy cố gắng đoán nghĩa. Đừng bao giờ cho rằng bạn phải nghe được từng câu từng chữ mới là đạt. Bạn chỉ cần nghe được những từ khóa quan trọng, cộng thêm nhịp điệu, thái độ người nói và văn cảnh là có thể nhận ra ý người người nói muốn truyền đạt. Muốn đạt đến khả năng nghe đâu thủng đấy, bạn phải tiếp tục luyện tập.




Trung tâm bồi dưỡng Văn hóa và Luyện thi Đại học Tilado

Địa chỉ: 99 An Trạch, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 04.3734.9536    Hotline:   098.643. 8283